Niềng răng là phương pháp chỉnh nha mang lại nụ cười thẩm mỹ, cải thiện chức năng ăn nhai, giúp cho người bệnh tự tin hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng, nhiều người có thói quen xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả chỉnh nha. Vậy đâu là thói quen xấu ảnh hưởng đến niềng răng mà bạn cần tránh, những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục
- 10 thói quen xấu ảnh hưởng tới hiệu quả niềng răng
- 1. Cố gắng che giấu mắc cài khi đeo niềng răng
- 2. Dùng lưỡi làm ướt mắc cài
- 3. Ăn các món ăn không tốt khi niềng răng
- 4. Không thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách
- 5. Tự ý điều chỉnh dây mắc cài
- 6. Chơi các môn thể thao miệng dễ bị va đập
- 7. Không đi khám răng theo đúng lịch hẹn
- 8. Sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá
- 9. Không đeo hàm duy trì sau khi niềng răng
- 10. Một số thói quen khác làm ảnh hưởng tới răng miệng
- Nha khoa Thúy Đức – Địa chỉ niềng răng an toàn, hiệu quả
10 thói quen xấu ảnh hưởng tới hiệu quả niềng răng
1. Cố gắng che giấu mắc cài khi đeo niềng răng
Khi niềng răng nhiều người cảm thấy tự ti nên đã cố gắng phồng phần môi trên để che giấu đi mắc cài. Chính điều này sẽ tạo nên thói quen khó bỏ sau khi tháo niềng. Khi hoàn thành quá trình niềng răng, đôi khi bạn sẽ có thói quen phồng miệng lên trước khi cười và trông nó không được tự nhiên.
Đặc biệt, hành động này còn dễ tạo ma sát giữa mô mềm ở môi với mắc cài gây tổn thương. Vì vậy, khi niềng răng không nên hình thành thói quen này và nếu có hãy cố gắng bỏ ngay đi nhé!
➤ Đọc thêm: Hướng dẫn cách xử lý khi gặp trường hợp tuột mắc cài
2. Dùng lưỡi làm ướt mắc cài
Thường thì khi nói chuyện, giao tiếp với người khác trong một thời gian dài sẽ khiến cho mắc cài bị khô. Điều đó làm cho môi khó di chuyển lên xuống và đôi khi mắc cài có thể bị dính vào môi. Khi đó, để làm ướt mắc cài, nhiều người có xu hướng sử dụng lưỡi để liếm ướt mắc cài, chính vì hành động này sẽ dẫn đến nguy cơ làm tổn thương lưỡi.
3. Ăn các món ăn không tốt khi niềng răng
Một nguyên tắc quan trọng mà người niềng răng cần lưu ý là cần hạn chế những loại thực phẩm là món ăn cứng, bám dính, đồ ngọt làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng miệng cũng như tạo áp lực lên răng khi niềng. Cụ thể, khi niềng răng bạn cần tránh sử dụng các món ăn sau:
- Đồ ăn cứng: khiến cho răng phải dùng lực mạnh để cắn và nghiền nát thức ăn dễ làm bung, tuột mắc cài. Đặc biệt, thói quen nhai đá lạnh cũng là một thói quen cực kỳ không tốt bởi độ cứng và lạnh của đá sẽ làm cho răng dễ bị nứt gãy, chính vì vậy hãy dừng ngay thói quen nhai đá lạnh.
- Đồ ăn bám dính như kẹo cao su, kẹo gummy… khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn.
- Đồ ăn dai như: bánh mỳ, bánh nếp, bánh dày, pizza… cũng có thể làm bung tuột mắc cài.
4. Không thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp cho hàm răng tránh khỏi những vấn đề viêm nhiễm phát triển trong khuôn miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nướu, viêm nha chu,… Nếu phát triển các bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Chính vì vậy, khi niềng răng bạn cần thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách.
Vệ sinh răng miệng không chỉ dừng lại ở việc đánh răng mà cần phải kết hợp súc miệng, chỉ nha khoa để có thể loại bỏ sạch thức ăn thừa mắc sâu bên trong các kẽ răng và mắc cài. Dưới đây hướng dẫn giúp bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi niềng răng:
- Súc miệng bằng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn.
- Mỗi ngày thực hiện đánh răng từ 2-3 lần vào sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để hạn chế sự tích tụ của thức ăn bám lại sau khi niềng răng.
- Sử dụng bàn chải kẽ răng hoặc chỉ nha khoa, máy tăm nước kết hợp để làm sạch kẽ răng, hệ thống dây cung và mắc cài.
- Tránh việc sử dụng các sản phẩm làm trắng răng, nước súc miệng có tính chất tẩy cao trong thời gian niềng răng vì những sản phẩm này chỉ có tác dụng tại vùng mà nó tiếp xúc còn phần men răng bên dưới mắc cài vẫn bị xỉn màu và gây ra hiện tượng không đều màu
➤Tìm hiểu thêm: Tiết lộ 5 loại bàn chải điện dành cho người niềng răng
5. Tự ý điều chỉnh dây mắc cài
Khi niềng răng, đặc biệt là những ngày đầu mới niềng răng, các dây mắc cài sẽ gây khó chịu như: vị trí cuối của khung niềng có thể chọc vào má, các mắc cài gây khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện,… Lúc này, nhiều người không tự chủ được đã tự ý dùng tay điều chỉnh các dây cung hay mắc cài làm ảnh hưởng đến hiệu quả, vị trí niềng mà bác sĩ đã cố định vào răng.
Nếu gặp phải bất kỳ khó chịu nào do khí cụ niềng răng gây ra, bạn hãy chủ động liên hệ với bác sĩ thực hiện niềng răng để được thăm khám cẩn thận và điều chỉnh lại cho phù hợp.
➤Có thể bạn quan tâm: Dây cung bị tuột khi niềng răng phải làm sao?
6. Chơi các môn thể thao miệng dễ bị va đập
Các môn thể thao dễ bị va đập làm tăng nguy cơ làm tổn thương và xô lệch răng. Nếu bạn là người yêu thích thể thao thì nên lựa chọn các bài tập có cường độ vừa phải hoặc sử dụng máng đeo được thiết kế vừa vặn với cả hàm răng đang đeo niềng sẽ giúp bảo vệ răng tốt nhất.
Đọc thêm: Tập gym trong thời gian đeo niềng răng có ảnh hưởng gì không?
7. Không đi khám răng theo đúng lịch hẹn
Thăm khám răng định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ là nguyên tắc quan trọng đảm bảo hiệu quả cho việc niềng răng. Tác dụng của những buổi hẹn tái khám theo định kỳ bao gồm:
- Giúp bác sĩ kiểm tra xem răng có dịch chuyển đúng hướng và thời gian dự kiến hay không. Nếu không sẽ có sự thay đổi phù hợp để kết quả niềng răng diễn ra đúng như mong muốn của cả khách hàng và bác sĩ.
- Kiểm tra xem trong quá trình niềng răng có phát sinh thêm bất kỳ vấn đề nào hay không để được điều trị kịp thời.
- Trong quá trình sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh răng miệng có thể không may làm đứt dây cung, tuột mắc làm ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của răng cũng được xử lý kịp ngay.
8. Sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá
Những loại đồ uống có cồn, có ga, nước soda chứa axit nên có thể làm bào mòn đi lớp men răng, khoáng chất và fluor trên răng. Trong khi đó fluor đóng vai trò hết sức quan trọng giúp tăng cường kháng hóa và bảo vệ răng không bị sâu. Còn thuốc lá vừa gây hôi miệng vừa là tác nhân chính khiến răng bị ố vàng.
Chính vì vậy, sử dụng đồ uống có cồn, nước soda, nước có ga và thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng nặng tới màu răng khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Đặc biệt là khi đeo niềng, các mắc cài làm giữ lại các mảng bám, vi khuẩn tạo điều kiện phát triển các bệnh lý viêm nhiễm trong khoang miệng.
➤Đọc thêm: Hướng dẫn cách xử lý tình trạng bị ố vàng sau một thời gian niềng răng
9. Không đeo hàm duy trì sau khi niềng răng
Đây là vấn đề mà nhiều gặp phải vì khi tháo niềng thấy răng đã dịch chuyển như ý muốn nên chủ quan không thực hiện đeo hàm duy trì.
Theo các bác sĩ nha khoa, sau khi tháo mắc cài, các mô nướu, mô nha chu của răng sẽ cần khoảng thời gian từ 9 đến 12 tháng để ổn định lại cấu trúc. Chính vì vậy, việc đeo hàm duy trì là rất cần thiết giúp giữ răng ở vị trí mới một cách ổn định, tạo xương mới trong sự hài hòa với răng ở vị trí mới. Đồng thời, hàm duy trì còn là dụng cụ đặc biệt giúp bảo vệ kết quả niềng răng tránh bị dịch chuyển do quá trình ăn nhai hàng ngày.
Thời gian đeo hàm duy trì thông thường sẽ bằng thời gian niềng răng để đảm bảo kết quả tốt nhất. Trong đó, 6 tháng đầu bạn đeo nguyên ngày, chỉ bỏ ra khi niềng răng; đeo ban đêm 6 tháng tiếp theo và sau cùng là đeo cách nhật.
Với những trường hợp không thực hiện đeo hàm duy trì thì khả năng cao răng sẽ bị chạy lại vị trí cũ, và có thể bạn sẽ phải mất thêm tiền bạc và thời gian để niềng lại răng một lần nữa.
Tìm hiểu chi tiết: Các loại hàm duy trì trong niềng răng
10. Một số thói quen khác làm ảnh hưởng tới răng miệng
Một số thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng tới hình dáng của răng bao gồm: cắn móng tay, ngủ há miệng, nghiến răng, cắn bút… Vì thế, hãy từ bỏ ngay những hành động xấu này để răng miệng luôn được chắc khỏe và đều đặn.
Nha khoa Thúy Đức – Địa chỉ niềng răng an toàn, hiệu quả
Đến với Nha khoa Thúy Đức, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ và chuyên viên tư vấn cách chăm sóc răng miệng từ trước, trong và sau quá trình niềng răng để có thể mang đến hiệu quả tốt nhất. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện luôn hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Đặc biệt, sau mỗi lần tái khám các bác sĩ chỉnh nha luôn nhắc nhở bệnh nhân về các thói quen sinh hoạt tốt, các loại đồ ăn cần tránh để bảo vệ mắc cài. Không chỉ vậy bệnh nhân còn được lấy cao răng định kỳ thường xuyên để bảo vệ răng miệng khỏi nha chu, tụt lợi, sâu răng,…
Đặc biệt, bác sĩ Đức – người trực tiếp thực hiện các ca niềng răng có chuyên ngành chỉnh nha theo học các khóa học chỉnh nha chuyên sâu tại nước ngoài. Vì vậy có những kỹ thuật chỉnh nha riêng, kết hợp cùng công nghệ khoa học kỹ thuật giúp mang lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.
Không chỉ vậy bác sĩ Đức cũng là người đầu tiên đưa phương pháp niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam. Theo phương pháp này, sẽ hạn chế tối đa việc nhổ răng của khách hàng thậm chí không cần nhổ răng mà hiệu quả niềng răng mang lại vẫn tối ưu.
Để quá trình niềng răng diễn ra an toàn và hiệu quả, bạn cần lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao đồng thời chăm sóc và tránh các thói quen xấu gây ảnh hưởng tới răng trong quá trình niềng mà tôi vừa chia sẻ ở trên. Nếu gặp phải bất cứ khó khăn gì cần tư vấn bạn hãy liên hệ với Nha khoa Thúy Đức hoặc đến ngay với bác sĩ Phạm Hồng Đức – thành viên Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ để được tư vấn các giải pháp niềng răng phù hợp nhé!
NHA KHOA THÚY ĐỨC – BÁC SĨ PHẠM HỒNG ĐỨC
- Hotline: 086.690.7886 – 096 3614566
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật